Cathy McKnight, thành viên sáng lập của Digital Clarity Group và diễn giả tại Hội thảo Nội dung thông minh cho rằng “Một cuộc kiểm toán nội dung (content audit hoặc audit content) nghe có vẻ như là điều gì đó quá sức, nhưng chúng rất cần thiết cho công việc của chúng ta”.
Bài viết sau đây dịch vụ viết bài seo Gcontent Media sẽ tóm tắt các vấn đề chính trong bài phát biểu của McKnight về kiểm toán nội dung:
Kiểm toán nội dung là gì?
Kiểm toán nội dung là xem xét nội dung hiện có. Thường có dạng của một bảng tính liệt kê chi tiết các content của bạn – tất cả các loại nội dung, tất cả các kênh, tất cả các định dạng phân phối và nắm bắt thông tin về từng nội dung. Danh sách chính nó đôi khi được gọi là kiểm kê nội dung; Kiểm toán là quá trình đánh giá từng hạng mục trong kiểm kê.
Tại sao phải kiểm toán nội dung?
Kiểm toán nội dung có thể xác định:
– Các page không hoạt động tốt
– Các page đã lỗi thời
– Thông tin sai lệch, thông tin lỗi thời và thông tin không đầy đủ
– Thông tin SEO không hợp lệ
Thông qua đó, kiểm toán nội dung giúp bạn:
– Cải tiến hoạt động trang web
– Sửa đổi và cải tiến nội dung hiện có khi thích hợp
– Nâng cao chất lượng của tất cả nội dung – hiện tại và tương lai – đồng thời duy trì mức chất lượng đó
XEM THÊM: Bật mí cách viết nội dung cho website khiến cả độc giả, google thích thú
Khi nào và bao lâu chúng ta nên kiểm toán nội dung một lần?
Đã đến lúc phải kiểm toán nội dung nếu bạn ở trong bất kỳ trường hợp nào sau đây:
– Bạn chưa bao giờ làm việc này
– Không ai nhớ lần cuối cùng bạn kiểm toán nội dung là khi nào
– Nội dung của bạn đã phát triển kể từ lần kiểm tra cuối cùng.
– Nội dung của bạn cũ, đã lỗi thời hoặc kém hiệu quả.
– Bạn đang phát triển một chiến lược nội dung mới.
– Bạn dự định triển khai công nghệ quản lý nội dung mới.
Chúng ta nên kiểm tra nội dung gì?
Trước khi bạn có thể quyết định kiểm tra nội dung gì, hãy tìm hiểu tất cả các yếu tố có liên quan mà tổ chức của bạn có. Ví dụ:
– Các kênh nội dung liên quan
– Nội dung mà tổ chức bạn sở hữu: nội dung trực tiếp, nội dung trên sản phẩm hoặc trong lưu trữ
– Người dùng nội dung được tạo bên ngoài tường lửa của bạn
– Các nội dung khác mà nhóm IT của bạn có thể biết
– Siêu dữ liệu chứa trong CMS, DAM, CRM hoặc các hệ thống nội dung khác
Chỉ có một cách duy nhất để thống kê tất cả các yếu tố trên là nói chuyện với những người có liên quan đến nội dung của bạn. Sau khi đã tìm ra tất cả, bạn có thể suy nghĩ và quyết định xem mình sẽ kiểm toán những yếu tố nào, có thể là tất cả, mó thể là một phần.
XEM THÊM: 3 bước để xác định hướng đi viết nội dung cho website mới
Chúng ta nên làm gì trước khi bắt đầu kiểm toán nội dung?
Trước khi bắt đầu, một cuộc kiểm toán nội dung sẽ để lại cho bạn “biển dữ liệu” – McKnight đề nghị làm những điều sau:
– Xác định mục tiêu của bạn. Những gì bạn tìm kiếm trong một cuộc kiểm toán nội dung sẽ phụ thuộc vào việc bạn đang hướng tới làm mới, thiết kế lại, di chuyển hay đại tu nội dung của mình.
– Thiết lập các tiêu chuẩn nội dung. Nếu không có tiêu chuẩn, bạn chẳng thể nào quản lý được nội dung của mình.
Chúng ta nên làm gì trong quá trình kiểm toán nội dung?
Khi bạn tiến hành kiểm toán, McKnight cho rằng bạn cần chú ý các vấn đề sau:
– Nội dung nào liên quan và có hiệu suất cao để tiếp tục phát triển
– Nội dung nào đã lỗi thời để làm mới
– Nội dung nào không liên quan, “nhảm nhí” để loại bỏ
Trong khi bạn đang kiểm toán nội dung, hãy giành chiến thắng một cách nhanh chóng: “Bất cứ thứ gì còn có thể tinh chỉnh để làm cho website của bạn tốt hơn, hãy làm việc đó”, McKnight nói.
– Nếu bạn tìm thấy nội dung sai mà có thể dễ dàng sửa chữa, hãy sửa nó.
– Nếu bạn tìm thấy nội dung kết nối với các trang như orphan pages hoặc microsites, hãy kết nối hoặc xóa nó.
– Nếu bạn tìm thấy nội dung trùng lặp, hãy hợp nhất nó.
– Nếu bạn thấy URL không tối ưu, hãy tối ưu chúng. (Có thể có trình plug-in để trợ giúp cho việc này.)
– Nếu bạn phát hiện ra rằng nội dung quan trọng bị thiếu, hãy thêm nó vào.
Dưới đây là một số ví dụ để đánh giá trong quá trình kiểm tra nội dung:
– Kêu gọi hành động
– Thông báo nhấp để tweet
– Văn bản đầy những thuật ngữ và khó đọc
– Liên kết và nhân bản nội dung
– Tiêu đề, phân nhóm, tít xen và phụ đề
– Thuật ngữ được sử dụng không nhất quán
– Ngày xuất bản
– Tên tác giả
– Siêu dữ liệu
– Từ khoá
– Độ dài bài viết
– Thời gian tải
– Khả năng tiếp cận
– SEO
– Khả năng chia sẻ
XEM THÊM: 8 Lưu ý khi học cách viết nội dung cho website hiệu quả tột bật
Làm thế nào để có một đội ngũ kiểm toán nội dung thành công?
Theo McKnight, để nhóm kiểm toán nội dung thành công, cần có một người quản lý nhóm tài giỏi, và các thành viên trong nhóm đến từ nhiều bộ phận trong công ty: IT, marketing, kinh doanh,… Khi nhóm đã được thành lập, công ty phải đảm bảo kiểm toán nội dung thường xuyên và đúng cách.
Kiểm toán nội dung phải là một phần của các yêu cầu công việc. Như McKnight nói, “Nếu mọi người nói sẽ tiến hành đo lường vào cuối năm, bạn phải chắc chắn rằng họ phải thực hiện điều đó”.
Ngoài việc kiểm toán nội dung toàn kênh, quý doanh nghiệp cần đẩy mạnh viết nội dung cho website mới hàng ngày, nội dung tươi mới không trùng lặp, nội dung cung cấp giá trị cho người đọc, như thế website của bạn ngày càng thu hút nhiều lượt khách truy cập, google cũng sẽ ưu tiên hơn.
Và đừng quên nếu có thắc mắc gì về vấn đề content seo, lien hệ ngay với dịch vụ viết nội dung Gcontent Media để được hỗ trợ bạn nhé. Liên hệ: 0934343280.
XEM THÊM: Cách viết nội dung chuẩn SEO cho website thương mại điện tử hiệu quả