5 Bước loại bỏ nội dung kém chất lượng trên website

5 Bước loại bỏ nội dung xấu, kém chất lượng trên website

5 Bước loại bỏ nội dung kém chất lượng trên website

Hầu hết mọi người đều biết rằng, vào năm 2011, thì thuật toán Panda của Googe đã chính thức ra đời. Nó được bao quanh bởi rất nhiều các thuật toán: Hummingbird, Penguin, Pigeon trở thành công cụ đắc lực cho viêc tìm kiếm web. Cụ thể là việc tập trung đi phân tích chất lượng nội dung trên một trang web. Thước đo quan trọng nhất trước khi có sự xuất hiện của Panda là các từ khóa và liên kết.

Không phải tự nhiên mà tôi nhắc đến điều này với các bạn. Panda vẫn còn đó, và vẫn còn quan trọng mặc dù không được công khai rầm rộ như các thuật toán khác. Cái tôi muốn nói đến ở đây không phải lịch sử hình thành hay phát triển của nó mà thực chất là muốn nói tới tầm quan trọng về chất lượng nội dung trên website của bạn. Đây là cả một vấn đề lớn đấy.

Vì sao ư? Thuật toán này sẽ chẳng dễ dàng bỏ qua cho bạn nếu chất lượng nội dung trên web của bạn thấp. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng cải thiện thứ hạng tìm kiếm của mình khi phát hiện ra nội dung của mình thất và sửa đổi. Ngược lại, nếu vẫn để nguyên thì bạn biết rồi đấy, có thể nó sẽ làm tổn thương thứ hạng tìm kiếm của bạn đáng kể đấy!

Giờ đây, bạn sẽ không còn phải đau đầu than phiền khi mà làm sao đi phân tích được hết được hàng trăm, hàng nghìn thậm chí rất rất nhiều bài trên một trang web cũ.  Nghĩa là sao, hãy để các công cụ giúp bạn làm những việc này và bạn sẽ thấy thật tuyệt vời.

5 Bước loại bỏ nội dung kém chất lượng trên website

Bước 1: Thu thập dữ liệu trang web của bạn

Trên một trang web, tạo các tạo một danh sách tất cả các nội dung là điều đầu tiên mà bạn cầm làm.  Bạn chẳng thể làm thủ công bằng tay được đúng không? Hãy để Screaming Frog  giúp bạn và bạn có thể dễ dàng tìm thấy nó ở đây.

Tôi sẽ giới thiệu qua cho các bạn về Screaming Frog. Trước tiên thì nó là một trình thu thập web.Tính năng vượt trội của nó là phân tích dữ liệu meta và việc audit,  tạo một sitemap, kiểm tra các liên kết, tích hợp với Google Analytics hay thậm chí nhiều hơn nữa . Những gì chúng tôi đang làm hiện nay thì phiên bản miễn phí sẽ là đủ. Thế nhưng, với một phiên bản trả tiền, nó sẽ hoạt động với các trang web có trên 500 URL. Vậy thì bạn nên mua license và sử dụng phiên bản này khi mà bạn có nhiều hơn thế  Gía của nó khoảng 200$, tương ứng với 150 Bảng Anh trong 1 năm.

Khi sử dụng Screaming Frog,  để thu thập thông tin trang web của bạn dĩ nhiên bạn sẽ cần phải đặt một vài lựa chọn. Thao tác  click vào Configuration và click Spider nếu đó là chương trình mở. Sử dụng tùy chọn cơ bản nhưng lưu ý là phải đảm bảo mỗi box sẽ được đánh dấu. Tiếp đến, để đảm bảo rằng bạn sẽ có được tất cả các trang trên trang web thì phải sử dụng “crawl all subdomains”. Và sẽ nhanh hơn khi bạn dùng crawl subdomains và subdomains của subdomains đó với điều kiện bạn biết tất cả các trang nội dung có một tên miền phụ cụ thể.  Tất nhiên, việc tiếp đến là thiết lập tùy chọn, nhập URL trang web của bạn trong box “URL to Spider” và nhấn Start.

Việc thu thập dữ liệu mất bao nhiêu thời gian sẽ được quyết định phụ thuộc vào kích thước trang web, số lượng bố nhớ máy tính  và  cách kết nối của bạn. Tận dụng thời gian này để nghỉ ngơi khi mà nó đang làm việc nhé. Bạn sẽ nhận được dữ liệu hàng nghìn dữ liệu về web của mình sau khi nó hoàn tất. Kết quả của quá trình làm việc lâu dài này chính là bạn có thể xem URL, tiêu đề trang, thông tin liên kết HTTP response codes, dữ liệu meta  cùng rất nhiều thứ hơn thế nữa.

Tìm hiểu những dấu hiệu khác để đánh giá và chất lượng website của mình. Sau đó, bạn có thể chạy audit khi mà đã tổng hợp được hết tất cả các dữ liệu.

Bước 2: Hiểu nội dung sơ sài, bài viết chuẩn seo kém hiệu quả

Hãy coi bạn chính là một khách hàng. Vậy thì yếu tố nào sẽ giữ chân bạn ở một trang web lâu hơn? Dĩ nhiên là nội dung của trang web đó đúng không nào? Nội dung không chỉ thu hút và giữ chân được khách hàng hơn mà còn làm tăng chỉ số xếp hạng nữa đấy! Từ đó, trang web cũng sẽ nhận được nhiều sự quan tâm hơn.

Chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi như : Làm sao để có nội dung tốt, cách viết bài chuẩn seo hay..? Để trả lời cho những câu hỏi tương tự như thế thì trước hết phải biết mình yếu ở đâu, chỗ nào làm chưa đúng…Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn tham khảo để tránh mắc sai lầm:

– Có một vài lý do được đưa ra như:  sơ sài hoặc chất lượng nội dung thấp (thin content)… để lý giải cho chuyện nội dung trên trang web không nhận được lưu lượng truy cập tự nhiên. Nhưng cũng không phải cứ là nội dung cũ thì nó sẽ mất đi giá trị. Đó là cách hiểu sai lầm. Rõ ràng, Google sử dụng nó như là một dấu hiệu của tuổi tác và sự tin cậy, vậy nếu như bạn xóa hoặc di chuyển nội dung cũ thì có thể nó sẽ gây ra những tổn thương không đáng có cho bạn. Trước hết, nếu như web của bạn chưa đủ lớn thì việc loại bỏ những bài cũ ấy còn khiến trang web của mình thưa thớt và càng trở nên nhỏ bé hơn nữa.

– Nội dung được coi là sơ sài trên trang web, khi mà  thứ hạng trên Google search thấp. Bạn không thể bỏ qua việc xem xét bối cảnh của nó. Lưu ý rằng, nội dung vẫn phải tuyệt vời khi mà một trang chỉ có thể xếp hạng thứ 30.  Nhưng ở một khía cạnh khác, nó vẫn có thể ở trong top 10 dù có nội dung sơ sài bởi nó là một phần nhỏ trên trang web đang hoạt động cho phép tìm kiếm đó. Không có gì là hoàn toàn ở đây cả nhé!

– Nội dung sơ sài khi mà nó được đánh giá là có ít nội dung, không có sự tương tác chia sẻ xã hội. Và nó sẽ chỉ đúng khi bạn đang sử dụng phương tiện truyền thông xã hội tại thời điểm nội dung đã được xuất bản thôi nhé!

– Nội dung sơ sài có thể là những bài viết có nội dung dưới 1.000 từ. Không hẳn thế, tùy thuộc vào kết cấu hay cách giải quyết mà có nội dung ngắn, nhưng hầu hết chúng vẫn còn có thể được hưởng lợi từ việc mở rộng.  Đó mới là cái chính, là cái để tồn tại lâu dài. Và vì thế, để phát triển mạng lưới của mình nhiều nhà kinh doanh tìm đến dịch vụ viết bài chuẩn Seo.

Tất cả những điều này nghĩa là từ việc xem xét số từ trên một nội dung trang web, đồng thời  cho phép bạn sử dụng các số liệu khác nhau thì sẽ giúp bạn chỉ ra được những gì mà bạn cần phải làm để thay đổi nội dung.

Bước 3: Xác định nội dung sơ sài, viết bài chuẩn seo chất lượng thấp

Làm thế nào để xác định được một nội dung sơ dài nhưng có yếu tố tiềm năng? Trước tiên, trong phần dữ liệu của Screaming Frog, bạn hãy vào tab “internal” rồi bằng việc đếm từ để sắp xếp các trang cho mình. Bạn có thể làm việc ngay với nó thông qua việc xuất các dữ liệu thành một tập tin CSV :

5 Bước loại bỏ nội dung kém chất lượng trên website

Câu hỏi được quan tâm là tại sao với những nội dung dưới 1.500 từ lại là ngắn. Lý do hợp lệ sẽ được chỉ ra ở dưới đây như sau:

– URL là một trang category. Một phần nội dung sẽ không được tính bởi trang 404 hay trang web khác . Để xếp hạng tìm kiếm thì những trang này không được coi là yếu tố quan trọng.

– URL là một liên kết FAQ gửi khách truy cập đến các trang khác để trả lời câu hỏi.  Dĩ nhiên thì đây không phải là một chiến lược được coi là tốt, nhưng hãy tận dụng nó để tạo ra một trang lớn hơn. Nơi có sự tổng hợp của các câu hỏi và câu trả lời.

– URL là trang trả lời cho một câu hỏi cụ thể trên FAQ được đề cập ở trên. Liên kết với trang chính hay chuyển hướng chính là cách mà tôi khuyên bạn nên làm trong tình huống này đấy!

– URL là một trang sản phẩm và chỉ có một vài hình ảnh và mô tả sản phẩm trên đó.  Để tạo ra cho nó một giá trị tốt hơn, sao bạn không thực hiện theo con đường mà Amazon đã làm nhỉ? Điền các thông tin bổ sung sẽ giúp trang của bạn trở nên hữu ích hơn rất nhiều đấy! Sẽ là tốt hơn nếu bạn tìm cách mở rộng nội dung hay loại bỏ nó nếu như trường hợp nó là một trang ngắn, là một bài viết blog đơn giản, nó có thể là nội dung sơ sài. Bạn cần có danh sách những bài như thế. Thế thì hãy đi trước và lọc qua URL, sẽ cho bạn kết quả những bài có nội dung như thế trước khi bạn muốn vận hành nó sang giai đoạn khác.

Bước 4: Đưa ra một kế hoạch hành động

Bắt tay vào hành động ngay chính là việc mà bạn cần phải làm khi đã có trong tay một danh sách các nội dung sơ sài trên trang web của mình. Trước khi thực hiện các hành động xử lí loại bỏ hoặc mở rộng nó, bạn phải lưu tâm phân tích về tính tương tác dựa trên các chia sẻ xã hội, lượng truy cập và cả các liên kết đến nữa. Để thu thập những dữ liệu này thì bạn không thể bỏ qua khâu phân tích được.

Sẽ có 4 lựa chọn cho bạn:

– Giữ lại những nội dung trước đây. Bạn sẽ bạn chi cần sống với anchor đó. Nó sẽ không phải là một ý tưởng hay cho bạn.

– Xóa nội dung. Với những nội dung không cần thiết, hoặc được coi là spam do có sự trùng lặp với các web khác thì bạn không nên ngần ngại mà không xóa nó đi. Thế nhưng, chưa hết hãy cân nhắc xóa cả những nôi dung mà bạn thấy nó không lý tưởng dưa trên các tiêu chí : không có chia sẻ xã hội, không có liên kết hay thậm chí không có lưu lượng  truy cập…Những thứ được coi là không có gía trị.

-Kết hợp với các nội dung khác. Sử dụng chiêu thức “3 cây chụm lại nên hòn núi cao”. Ví dụ như bạn đang nói về một chủ đề nhưng có 3 khía cạnh khác nhau thay vì mỗi khía cạnh là một bài thì bạn nên gộp chúng chung lại. Một bài viết như thế sẽ nhận được đánh giá cao hơn về góc độ phân tích và nhìn nhận.Thứ hai nữa là nên chọn các trang tốt rồi hợp nhất thông tin có liên quan từ các trang khác vào nó, chuyển hướng các URL khác tới URL chính. Khi ấy, giá trị của các trang sẽ được tổng hợp vào một chỗ.

– Trên trang của riêng mình, bạn có thể cải thiện nội dung.  Sẽ là một ý tưởng hay giúp cho các nội dung khác được chú ý khi mà bạn có thêm sự liên kết, chia sẻ mạng xã hội và lưu lượng truy cập. Hãy thử với mọi cách mà bạn cho là hợp lí, thêm hình ảnh bổ sung nội dung lên 2000 từ hoặc là nhiều hơn nữa chẳng hạn.

Tất cả đều phụ thuộc vào sự lựa chọn và quyết định của bạn. Hãy chọn cho mình một cách làm mà bạn cho là đúng nhất, hoặc xử lí chúng dựa trên sự kết hợp của tất cả. Quyền quyết định nằm trong tay bạn.

Bước 5: Hãy hành động

5 Bước loại bỏ nội dung kém chất lượng trên website

Google sẽ chẳng bận tâm đến việc bạn loại bỏ trang nào khi mà bạn có cho nó là nội dung sơ sài.  Với những bài hữu ích thì bạn sẽ bị tổn thương. Thế thì trước khi bắt đầu hành động cho những sự thay đổi ấy hãy tạo một  backup cho trang web của bạn. Thay đổi là cần thiết nhưng hãy nghĩ đến cả việc khôi phục các giá trị bị mất nữa.

Kế tiếp nên làm gì đây? Để biết những thay đổi của bạn có mang lại giá trị hiệu quả không từ nơi trang web của bạn bắt đầu?Chụp những bức ảnh lưu lượng truy cập quan trọng và tìm kiếm các thước đo xếp hạng sẽ giúp bạn giải quyết lo ngại đó.

Bạn chưa biết cách viết bài Seo, chưa thấy được hết hiệu quả của những bài Seo ấy. Đánh giá những tác động tiêu cực về SEO của bạn, đặc biệt là trên các trang này. Xác định vấn đề với các chú thích hình ảnh, cấu trúc URL, trang dữ liệu meta, , script, tốc độ trang web…Đây là một trong các yếu tố được cou là tạo nên những thay đổi lớn trên trang web của bạn.

Thay đổi những nội dung cần thiết là những gì mà bạn nghĩ khi thiết lập nền tảng đó. Bạn có teher thay đổi chún cùng lúc hoặc thay đổi dần dần. Thứ hạng tìm kiếm của bạn sẽ có sự dao động rất nhiều khi bạn thay đổi tất cả cùng lúc khi  Google hiểu ra những gì bạn đang làm. Sẽ có một ví trí mới cho bạn đó là hiển nhiên. Nhưng đi lên hay đi xuống thì bạn cũng đừng quá lăn tăn suy nghĩ đến khi mà giữ được cho mình một chỉ số ổn định. Tất nhiên,  thứ hạng tìm kiếm cao hơn là điều mà ai cũng mong muốn khi thay đổi.

Tiếp theo, hãy đảm bảo rằng Google hiểu những gì bạn đã làm, tạo ra một sitemap và tải nó lên Google Webmaster Tools. Điều này đảm bảo rằng bất kỳ trang nào, kể cả các trang mới hoặc các trang cũ có thể được index bởi công cụ tìm kiếm.

 

Nguồn: Thegioiseo

 

 

Leave A Comment

Related Posts