Dịch vụ viết bài thuê giá rẻ cho website chuẩn Seo tại TPHCM

Công thức 4U – Tuyệt chiêu viết tiêu đề bài viết PR, SEO website hay nhất

Công thức 4U: Tuyệt chiêu viết tiêu đề bài viết PR, SEO website giật gân hay nhất

Nếu bạn đang đảm đương công việc viết bài chuẩn SEO cho một website nào đó, chắc hẳn bạn phải nghe đến công thức “4U” (Cấp Thiết, Độc Đáo, Hữu Ích và Cụ Thể) của nhà huấn luyện kinh doanh, doanh nhân đại tài Micheal Masterson. Công thức 4U viết tiêu đề bài viết PR này đã có đóng góp đáng kể trong việc giúp người áp dụng viết ra một tiêu đề hay, một đề tài độc đáo kích thích người đọc; bằng một chút kỹ thuật chuyển đổi, bạn cũng có thể áp dụng công thức này cho việc viết blog của mình.

Thế nào là công thức viết bài PR 4U và bạn phải áp dụng thế nào để viết ra một tiêu đề, một đề tài lôi cuốn? Hãy cùng dịch vụ viết bài PR hcm Gcontent Media tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Công thức 4U: Tuyệt chiêu viết tiêu đề bài viết PR, SEO website giật gân hay nhất
Những tiêu đề bài viết seo website có tính khẩn thiết sẽ kích thích được người xem mở thư, nhấp chuột vào hoặc thậm chí là mua luôn bản sách điện tử.

Công thức 4U – Viết tiêu đề bài viết PR hấp dẫn

  • Cấp Thiết (Urgent)

Những tiêu đề bài viết seo website có tính khẩn thiết sẽ kích thích được người xem mở thư, nhấp chuột vào hoặc thậm chí là mua luôn bản sách điện tử. Một nội dung mang tính cấp thiết sẽ giúp người đọc dễ dàng ứng dụng được những chi tiết hữu ích để giải quyết vấn đề hoặc đạt được mục đích của họ.

Tính cấp thiết cần cho một tiêu đề hơn là cho một nội dung chuẩn SEO. Nếu bạn không thể triệt để áp dụng hết công thức “4 U” vào nội dung bài viết của mình, thì bạn có thể loại bỏ tính “Cấp Thiết” ra. Vì trong nội dung thân bài của một bài viết hay, ba tính chất: “Độc Đáo”, “Hữu Ích” và “Cụ Thể” thì quan trọng hơn tính “Cấp Thiết”. Và nếu lạm dụng tính “Cấp Thiết” quá đà xuyên suốt bài viết, thì nội dung sẽ trở nên thiếu khiêm tốn và nghe rất… khó chịu

  • Độc Đáo (Unique)

Độc đáo là tính chất then chốt cần có trong nội dung bài viết PR bởi vì nếu người xem đã thấy hay đọc được ở đâu đó một bài viết, một văn bản có nội dung hoặc lợi ích tương tự thì họ sẽ chẳng màn đến bài viết của bạn đâu. Sự độc đáo trong bài viết của bạn phải bao gồm mọi thứ từ phong cách viết bài PR cho tới những lợi ích mà độc giả sẽ nhận được sau khi đọc xong bài viết của bạn.

  • Hữu Ích (Useful)

Nếu bài viết của bạn không có gì bổ ích, thì hà cớ gì độc giả phải đọc bài viết của bạn? Chẳng có lý do gì để người xem nghiềm ngẫm một bài viết vô bổ, dù cho nó có khẩn thiết, cụ thể và độc đáo đến mấy đi chăng nữa.

Nếu như tính Độc Đáo của nội dung giúp mang độc giả đến với bài viết, thì tính Hữu Ích lại tham gia vào việc “giữ chân” họ đọc hết nội dung. Bạn phải đưa ra được một lợi ích nào đó, hoặc một phương pháp giải quyết vấn đề, hoặc ít nhất cũng phải cung cấp cho độc giả một giá trị nào đó thông qua việc đọc bài viết của mình.

  • Cụ Thể (Ultra-specific)

Tuy nhiên vẫn có một số bài viết PR mẫu không cần cụ thể mà vẫn đảm bảo được tính hữu ích, nhưng có một điều chắc chắn rằng càng cụ thể, giá trị hữu dụng bài viết mang lại càng cao.

Và tương tự trường hợp ngược lại, cũng có nhiều bài viết SEO website cung cấp nội dung rất cụ thể nhưng lại không mang lại giá trị thực dụng nào. Trường hợp này xảy ra khi nội dung bài viết của bạn không đáp ứng được thị hiếu của độc giả hoặc không giúp độc giả giải quyết được bất cứ vấn đề gì mà họ đang gặp phải.

Tính CỤ THỂ ở đây không có nghĩa là bạn cung cấp cho độc giả một loạt các bài dạng liệt kê, hay các bài hướng dẫn cụ thể từng bước… mặc dù những dạng bài kiểu mẫu này khá thông dụng. Tính Cụ Thể làm tăng giá trị hữu ích của nội dung bài viết đồng thời tăng tính hấp dẫn lôi cuốn được người đọc.

 

Xem thêm: 30 Cách đặt tiêu đề hay, giật tít hiệu quả khi viết bài PR

 

Áp Dụng Công Thức “4 U” để viết bài PR hiệu quả, viết bài SEO từ khóa lôi cuốn

Những tiêu đề bài viết seo website có tính khẩn thiết sẽ kích thích được người xem mở thư, nhấp chuột vào hoặc thậm chí là mua luôn bản sách điện tử.
Viết tiêu đề bài viết PR hấp dẫn theo công thức 4U, bài viết bạn sẽ thu hút khách hàng cực mạnh.

Những đề mục được viết bằng việc áp dụng nhuần nhuyễn công thức “4 U” – viết tiêu đề bài viết PR sẽ lôi cuốn nhiều độc giả nhấp chuột vào cũng như đọc hết bài viết bởi vì chúng:

  • Nói lên được những gì mà người đọc cần thông qua việc đọc nội dung.
  • Hứa hẹn một lợi ích thiết thực nào sau khi đọc xong bài viết.
  • Lôi cuốn hơn những đề mục chung chung khác.
  • Rất hợp thời.

Để được xem như những đề mục hay, những tiêu đề đáng được người xem nhấp chuột vào, câu mở đầu bài viết của bạn phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

  • Càng bộc lộ được tính hữu ích đến với độc giả càng tốt.
  • Phải mang lại cảm giác “Cần phải đọc” trong tâm trí độc giả.
  • Phải độc nhất/ độc đáo.
  • Càng cụ thể càng tốt.

Cứ y theo chỉ dẫn này – hữu ích, cấp thiết, duy nhất, cụ thể – mà thu hút sự chú ý của độc giả và để họ trải nghiệm những đề mục hấp dẫn chứ đừng bằng những tiêu đề hời hợt, thiếu chuẩn bị.

Trên trang web Copyblogger gần đây, có một bài viết với tiêu đề khá hay có thể lấy làm ví dụ minh họa. “Bán mà như không bán”/ “Làm thể nào để bán hàng mà như không bán”, bài viết này được chia sẽ rộng rãi trên nhiều các trang mạng truyền thông hơn 1000 lần. Vậy câu tiêu đề này đã áp dụng công thức “4 U” như thế nào khi viết nội dung PR?

Cre: Stuart Miles/ FreeDigitalPhotos.Net

Cấp Thiết: (2/4) Không có từ nào trong câu tiêu đề này nói đến tính cấp thiết cả. Chẳng có những từ chỉ những khung thời gian (như là “bây giờ”, “ngay hôm nay”, hoặc “trong 10 ngày”) để khuyến khích người xem phải nhấp chuột vào. Tuy nhiên, bài viết lại nhận được nhiều lượt truy cập và được chia sẽ rộng rãi bởi vì nó hứa hẹn một lợi ích mà người xem có thể nhận được hầu như tức thì.

Độc Đáo: (2/4) Học cách để viết một bài bán hàng mà không quá ngạo mạn hay… đa cấp thì không quá khó đối với một người làm quảng cáo trên Internet, một người viết blog, thiết kế website hay bất cứ người nào giữ vị trí công việc tương đương, nên tính độc đáo trong câu đề mục trên không mấy nổi bật. Nhưng xét về cấu trúc thì câu tiêu đề trên nghe rất “kêu” bởi độ ngắn và lối chơi chữ.

Hữu Ích: (4/4) Câu tiêu đề làm người đọc biết chắc rằng họ sẽ học được một điều gì đó (Làm thế nào để), và họ cũng biết chính xác cái mà họ sẽ học (Bán hàng mà như không bán). Hơn thế nữa, độc giả của trang Copyblogger còn học được làm thế nào để viết một email hoặc một bài viết để thúc đẩy việc bán hàng mà nghe không chiêu dụ hay gây nghi ngờ cho khách hàng. Quả thật tiêu đề bài viết đã (thành công trong việc) đưa ra rất nhiều lợi ích lớn.

Cụ Thể: (3/4) Mặc dù câu tiêu đề trên vẫn còn có thể cụ thể hóa thêm nữa, như “Làm Thế Nào Để Sử Dụng Sự Tín Nhiệm Để Bán Hàng Như Không Bán” chẳng hạn, vẫn có thể cho độc giả thấy được cái mà họ sẽ đọc cũng như những lợi ích rõ ràng và tiềm ẩn.

Rất khó để dựa trên thang điểm 4 mà cho điểm 3 hay 4 cho tất cả các “4 U”. Nhưng nếu ít nhất “1 U” trong “4 U” của đề mục không đạt được điểm 3 hoặc 4, thì bạn cần cải thiện lại cách đặt tiêu đề bài viết PR của mình.

Cách Viết Một Đề Tài PR Hay Với Công Thức “4 U”? Viết tiêu đề bài viết PR theo công thức 4U thành công nhất 2017?

Cách Viết Một Đề Tài PR Hay Với Công Thức “4 U”? Viết tiêu đề bài viết PR theo công thức 4U thành công nhất 2017?
Ứng dụng công thức viết bài PR “4 U” vào nội dung và bài viết sẽ có một ít khác biệt so với áp dụng vào việc viết tiêu đề.

Công thức “4 U” cũng giúp bạn trong việc viết tốt một bài Post trên Blog, viết một bài PR đăng báo, hay một bức thư email và cả một đề tài nào đó nữa.

Cũng tương tự như những lý do làm cho các đề mục được viết theo công thức “4 U” có sức thu hút khiến độc giả phải tiếp tục đọc hết toàn bộ bài viết hoặc thư email. Đó là lý do vì sao mẹo viết lách này là công thức ưa chuộng thường xuyên được áp dụng của trang Copyblogger.

Nếu bạn tìm được một bài báo mà cung cấp cho bạn những thông tin độc-lạ, hoặc một lợi ích thiết thực nào đó, hoặc giả giúp bạn giải quyết một vấn đề, một khó khăn trước mắt mà còn rất hợp thời điểm, đúng lúc nữa thì bạn có ngần ngại mà nhấp chuột vào và đọc hết tất cả nội dung hay không?

 

Xem thêm: 500 Tài liệu học viết content seo cho website hiệu quả nhất 2017

 

Độc giả của bạn cũng sẽ làm điều tương tự như vậy đó. Cho nên nếu bạn cố gắng viết một bài viết thật lôi cuốn dành cho độc giả của mình thì hãy ứng dụng công thức “4 Cần” (Cần Độc Đáo, Cần Hữu Ích, Cần Cụ Thể Tối Đa, Cần Khẩn Thiết).

Ứng dụng công thức viết bài PR “4 U” vào nội dung và bài viết sẽ có một ít khác biệt so với áp dụng vào việc viết tiêu đề. Tính “Độc Đáo” và “Hữu Ích” phải được đưa lên hàng đầu, bởi vì đó là hai yếu tố chính để bạn “giữ chân” độc giả trong bài viết của mình. “Cụ Thể” phải được xếp sau vì nó hổ trợ cho 2 “U” trên, nhưng đôi lúc bạn cũng không cần phải cụ thể quá mức. Và “Khẩn Thiết” nên đặt sau cùng bởi vì để giữ cảm giác khẩn khoản xuyên suốt bài viết mà không biến nó thành một lá thư sales là việc rất khó.

Bạn không cần phải quá đặt nặng phải đạt được điểm cao trong cả “4 U”, bạn chỉ cần kết hợp “4 U” một cách chặt chẽ vào các bài viết seo blog, các bức thư điện tử,  các bài báo, sách điện tử và những nội dung bài viết khác càng nhiều càng tốt là được rồi.

Bài viết và câu tiêu đề của bạn so với công thứ “4 U” thì như thế nào? Bạn có phương pháp nào khác không? Hãy chia sẽ các mẹo và kinh nghiệm viết lách của mình dịch vụ viết bài chuẩn SEO Gcontent Media ở phần bình luận bên dưới nhé!

Khóa học cách viết bài seo 24h "quơ" ngay vị trí 1 Google từ các "Thánh" Copywriter

 

Xem thêm: Muốn bán đắt hàng, doanh thu tăng vọt, đừng tự viết mà hãy tìm dịch vụ viết bài pr thuê?

Leave A Comment

Related Posts