"Sốc" với những cách viết tiêu đề email gây hiểu lầm

Dở khóc dở cười với những cách viết tiêu đề email gây hiểu lầm P2

Xem thêm: 5 tuyệt chiêu viết bài chuẩn seo đạt top 1 Google

cách viết bài pr chuyên nghiệp cho sản phẩm

Ở phần 1, bài viết đã giúp bạn phần nào hiểu được tầm quan trọng của tiêu đề email. Trước hết, nó là một trong những tiêu chí để người nhận có quyết định sẽ đọc nội dung hoặc đánh dấu spam. Với phần 2 này, người viết sẽ tiếp tục phân tích thêm về cách viết tiêu đề email gây khó chịu.

  1. Ảnh hưởng đến hình ảnh công ty

Đứng ở góc độ của môt nhà kinh doanh , bạn luôn muốn doanh nghiệp của mình nhận được ý kiến tích cực của khách hàng. Và luôn mong ước tìm kiếm được thêm thật nhiều khách hàng, bởi vậy họ nghĩ ra rất nhiều cách làm sáng tạo, thông minh hay thậm chí dị một chút. Nhưng yếu tố tiên quyết là dù làm cách nào đi nữa thì bạn phải chắc rằng hành động của bạn sẽ không tạo ảnh hưởng tiêu cực đến bộ mặt chung của doanh nghiệp.

"Sốc" với những cách viết tiêu đề email gây hiểu lầm

Đôi khi một chút sơ sảy sẽ khiến bạn mất đi khách hàng giống như câu chuyện dưới đây:

“Một anh chàng làm trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Anh ta nhận được lời mời để “liên kết” trong LinkedIn. Anh ta đồng ý dù không biết người gửi kia là ai. Sở dĩ anh ta đồng ý vì nghĩ  có thể là một mối quan hệ có ích trong tương lai dựa theo lý lịch của người gửi thì là một headhunter (chỉ những người chuyên đi săn chất xám, nhân tài) trong nhóm ngành tài chính).

Thế nhưng, chuyện dở khóc sở cười xảy đến khi anh ta nhận được một email LinkedIn với tiêu đề “Giúp tôi và bạn sẽ nhận được $500”–  tìm kiếm người dự tuyển cho một vị trí tư vấn tài chính. Đương nhiên, anh ta xóa email đi và chẳng suy nghĩ nhiều về nó. Chưa dừng lại ở đó, anh ta lại nhận được một email LinkedIn khác với tiêu đề“WTF?” vào 4 tuần sau. Anh ta nghĩ rằng người kia đang tỏ ý xúc phạm mình vì không trả lời email lần trước. Sự thật thì ngược lại sau khi anh ta mở nội dung email thì WTF là viết tắt của “Why Txxxx Financial???” Đó là một email chào mời dịch vụ tài chính. Nhưng hiển nhiên, người gửi email đã cố tỏ ra mình thông minh bằng cách viết tắt thành WTF.Tiếp theo ư, anh ta xóa bỏ liên kết LinkedIn với headhunter và đi kèm cả công ty nọ.

Giả sử bạn là anh chàng kia bạn sẽ hành động như thế nào? Tôi cho rằng đa phần mọi người sẽ hành xử như anh chàng đó thôi. Bởi lỗi sai ở đây là do người headhunter kia, thậm chí nó còn làm cho hình ảnh người đó cũng như doanh nghiệp trở nên xấu hơn trong mắt khách hàng, bộc lộ rõ sự thiếu chuyên nghiệp.

Làm nổi bật tiêu đề email sẽ khiến người nhận chú ý hơn, có thể khai thác khách hàng thành công. Nhưng việc lựa chọn chiêu thức như thế nào cũng quan trọng không kém. Nó đòi hỏi có một phương pháp đúng đắn, kết hợp với sự tinh tế. Tôi cho rằng với cách làm trên của doanh nghiệp nọ với chiến thuật dội hàng đống email qua LinkedIn xuống đầu những người bạn không quen biết,  viết những tiêu đề có tính chất khích động là hoàn toàn không nên. Việc làm ấy giống như việc viết bài Pr thất bại vậy. Vừa không thu được gì còn làm tổn hại đến danh tiếng công ty.

Mặt khác, tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm cho rằng những người không hiểu được cách thức quảng cáo cũng như ngừng “theo dõi”  doanh nghiệp thì không còn quan trọng. Họ sẽ không phải là những khách hàng lý tưởng” của một số marketer. Đó là một suy nghĩ hết sức sai lầm, bởi biết đâu lỗi sai nằm ở chính của doanh nghiệp bạn trong việc thuyết phục khách hàng. Khách hàng sẽ không dễ dàng buông bỏ một sản phẩm/ dịch vụ mà họ cho là tốt cả. Hãy chứng minh rằng bạn đang xây dựng sự phát triển cho doanh nghiệp của mình bằng cách tận dụng được những cơ hội, những cơ hội của chính bạn tạo ra chứ không phải buông bỏ!

Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin không nhất thiết phải cần đến việc “mặt đối mặt theo cách truyền thống bạn vẫn có thể khiến cho khách hàng của mình hài lòng”. Vì sao ư? Sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của bạn gửi đến họ sẽ được thể hiện qua Cách viết tiêu đề email. Thuyết phục được khách hàng hay không là ở bạn. Hãy cân nhắc trước khi viết tiêu đề email để nó thật nổi bật nhưng vẫn phải đảm bảo các yếu tố: ngắn gọn, súc tích, có đầy đủ từ khóa và gây chút tò mò để tạo sức hút khiên người nhận sẽ mở đọc nội dung ngay lập tức nhé!

>>> XEM THÊM: Dở khóc dở cười với những cách viết tiêu đề email gây hiểu lầm

Leave A Comment

Related Posts